PHÒNG NGỪA BỆNH BẠCH HẦU

 

Theo thông tin từ Báo sức khỏe đời sống, tại Hà Giang, Điện Biên tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp và đã ghi nhận 03 ca tử vong.

 

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh có thể  diễn biến nặng gây tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh có biểu hiện:

  • Sốt, đau họng, ho, khản tiếng, chán ăn…
  • Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi, họng của người bệnh hoặc người lành mang vi trùng.
  • Bệnh lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn …bị nhiễm bệnh

Phòng ngừa bệnh Bạch hầu

Hiện đã có vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu, tuy nhiên để không mắc bệnh và tránh lây lan thành dịch, chúng ta cần thực hiện:

  • Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
  • Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch.
  • Đeo khẩu trang, khi ho hoặc hắt hơi che miệng
  • Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Phát hiện, cách ly và đưa ngưởi bệnh đến cơ sở y tế kịp thời.
  • Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định của cán bộ y tế.

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Vì vậy, khi bạn và gia đình được tiêm vắc-xin, bạn sẽ giúp bản thân và cộng đồng khỏe mạnh.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả

 

Tất cả những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc xin bạch hầu đều có thể bị bệnh. Tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả vì có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong.  

                                           Thái Tuyền (CDC Lâm Đồng) Tổng hợp