Danh mục
Liên kết website
Cực khổ để được chuyển viện
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 27 Tháng 12 2012 00:51
Dự thảo Hướng dẫn về Chuyển tuyến trong KCB còn chung chung.
Đã từ lâu, câu chuyện chạy lòng vòng xin được các giấy tờ chuyển viện (đặc biệt với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế) được nhắc tới nhiều. Có hay chăng câu chuyện một số bệnh viện tuyến dưới cố tình giữ bệnh nhân mặc dù vượt quá khả năng điều trị của họ?
Đến chết cũng không được chuyển
Chị Lê Thị Hương, quê ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam cho biết, mẹ chị bị ho dữ dội, gia đình đưa xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam thì được chẩn đoán là hen phế quản. Sau gần 1 tuần điều trị, bệnh tình không có xu hướng giảm mà ngày càng nặng, gia đình chị xin bác sỹ cho chuyển mẹ chị lên bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội nhưng không được đồng ý. 10 ngày sau mẹ chị mất. Khi gia đình hỏi nguyên nhân, bác sỹ giải thích rằng, bệnh của mẹ chị đã nặng cộng với tuổi đã cao, cơ thể không còn sức đề kháng, nên không có khả năng phục hồi!
Không ít trường hợp muốn xin cho người nhà chuyển viện, người dân đã phải chạy đi khắp nơi lo các giấy tờ cần thiết. Anh Nguyễn Văn Quyết (Bắc Ninh) than thở: "Để xin cho vợ đủ các giấy tờ cần thiết để chuyển viện, tôi đã phải chạy đi chạy lại ròng rã 1 ngày trời. Hết làm các thủ tục xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu; sau đó phải xếp hàng đợi chữ ký của bác sỹ (vấn đề này mới thực sự là khó khăn)".
“Đối với những trường hợp khám bệnh thông thường, cứ đến lượt là được bác sỹ gọi vào nhưng với việc xin chữ ký chuyển viện thì cứ từ từ mà đợi, chỉ khi nào hết bệnh nhân họ mới ngó đến mình”, anh Quyết bức xúc.
Với quá nhiều thủ tục, bệnh nhân mệt mỏi khi phải làm giấy chuyển viện, nhiều người đã "đi tắt" bằng cách quà cáp cho bác sỹ. Hay cá biệt hơn, một số người nhờ vào dịch vụ “cò chuyển viện”. Chị Lê Thị Nhàn, nhà ở Thị trấn Sặt- Hải Dương cho biết: "Nếu muốn có giấy chuyển viện nhanh chóng từ tuyến tỉnh ra tuyến trung ương, tôi phải bỏ ra số tiền là 1 triệu đồng cho đội ngũ “cò” chuyên lo giấy chuyển viện, nếu không thì cứ nằm hết thời gian quy định (khoảng 7 ngày) mới được chuyển viện".
Dự thảo quy định còn rất chung chung
Ngày 23/12/2012, Dự thảo Hướng dẫn về Chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh do Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế đưa ra, có quy định: Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên, khi có ít nhất một trong các điều kiện sau: Bệnh vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế; cơ sở không có chuyên khoa điều trị bệnh mà người bệnh đến khám; người bệnh khi được khám và điều trị nhưng không có chuyển biến hoặc chưa chẩn đoán xác định thì chuyển tuyến… phần nào đã giải tỏa nỗi lo cho người bệnh, nhưng lại gây băn khoăn cho lãnh đạo một số bệnh viện.
Ông Lê Hữu Quý - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình cho biết: Đối với Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình, việc chuyển viện cho bệnh nhân được tiến hành đúng theo quy trình, quy định. Với những trường hợp bắt buộc phải chuyển bệnh viện sẽ đồng ý, với những trường hợp bệnh nhân muốn chuyển mà chưa phù hợp với quy định, bệnh viện sẽ giải thích rõ nguyên nhân. "Nếu bệnh nhân cố tình muốn chuyển viện, chúng tôi sẽ cho phép"- ông Quý nói.
"Tuy nhiên, quy định "người bệnh khi được khám và điều trị nhưng không có chuyển biến" được phép chuyển đi, không có sự rõ ràng. Nếu cứ chiếu theo mà áp dụng như vậy, bệnh nhân chỉ sau một, hai ngày điều trị thấy chưa chuyển biến, nhất loạt xin chuyển viện. Điều này vô hình trung tạo thêm áp lực cho tuyến trên", ông Lê Hữu Quý cho biết thêm.
Bà Chu Thị Dự - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn cho biết: Với quy định "bệnh vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh thì được phép chuyển bệnh nhân đi" mà Dự thảo vừa quy định sẽ được hiểu một cách chung chung. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh đơn thuần, theo quy định thì đó là bệnh mà tuyến dưới có thể chữa trị, nhưng để ở tuyến dưới, bệnh biến chứng nặng, dẫn tới nguy hiểm, tuyến dưới không trở tay kịp, lúc đó chuyển lên tuyến trên liệu có kịp thời?
PhungLan.CHITI
Theo Báo Hải quan Online
Các tin khác
- Nhiều vi phạm khiến khan hiếm thuốc, vật tư y tế 09 Tháng 12 2024
- Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030 06 Tháng 12 2024
- Các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế ứng phó với dịch bệnh tại Việt Nam 15 Tháng 7 2024
- Ngành Y tế phát động Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024 13 Tháng 5 2024
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024 16 Tháng 4 2024
- Năm 2024, ngành y tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức 05 Tháng 2 2024
- 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm 2024 12 Tháng 1 2024
- Tập trung tiêm vắc-xin cho trẻ trên cả nước trong quý I/2024 21 Tháng 12 2023
- Ban hành giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 20 Tháng 12 2023
- Bệnh viện thông minh là xu thế của tương lai 20 Tháng 12 2023
Tin tức mới nhất
- Nhiều vi phạm khiến khan hiếm thuốc, vật tư y tế
- Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030
- Năm 2024, đất nước còn 2 sự kiện kỷ niệm lớn
- Các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế ứng phó với dịch bệnh tại Việt Nam
- Ngành Y tế phát động Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024
- Năm 2024, ngành y tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức
- 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm 2024
- Những sự kiện nổi bật sẽ diễn ra trong năm 2024
- 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2023 do TTXVN bình chọn
Hình ảnh hoạt động
Thống kê truy cập
Trong ngày | 454 | |
Hôm qua | 1173 | |
Trong tuần | 5988 | |
Trong tháng | 10001 |